Tin tức
Công dụng nấm mộc nhĩ đối với sức khoẻ
2016-08-29 02:43:05
Mộc nhĩ - Thần dược cho sức khỏe của bạn
Mộc nhĩ đen là loại nấm ăn được có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều hoạt chất có công dụng tăng cường phòng thủ hệ miễn dịch, giúp cơ thể giải độc và làm chậm tốc độ lão hóa.
Mộc nhĩ - thần dược chữa bách bệnh
Mộc nhĩ đen còn được gọi là nấm mèo đen hoặc nấm tai mèo do khi tươi nó có hình dạng trông giống chiếc tai mèo. Bề mặt tai nấm có màu nâu nhạt, lông mịn, phía mạch trong nhẵn có màu nâu sẩm. Mộc nhĩ nguyên là loại nấm mọc hoang ở trên các thân gỗ mục. Loại nấm này tồn tại và phát triển ở các nước thuộc Châu Á và tại một số hòn đảo ở Thái Bình Dương, ở nơi có khí hậu ẩm, nhiệt đới.
Ngày nay, để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng cao của người dân khắp thế giới, rấtnhiều nhà sản xuất đã tiến hành nuôi cấy loại nấm này theo phương pháp nhân tạo, phương pháp công nghiệp, nuôi trên các thân gỗ mục
Mộc nhĩ đen có nhiều giá trị bổ dưỡng , trong nấm tồn tại nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm tiến trình lão hóa.
Các công dụng của nấm mộc nhĩ với sức khỏe con người
Các nghiên cứu khoa học hiện đại chứng minh, trong mộc nhĩ chứa nhiều protid, chất khoáng và vitamin, nhất là sinh tố và các khoáng chất.
– Theo Đông ý, mộc nhĩ đen có vị ngọt, tính bình, không chứa độc, công dụng lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết nhuận táo, giúp giải độc, ích khí dưỡng âm.
– Nấm mộc nhĩ chữa mỡ máu cao, chống tắc nghẽn mạch: Dùng nấm mèo (10g), thịt lợn nạc khoảng (50g), 5 quả táo tàu đen cùng 3 lát gừng, đổ vào 6 chén nước, sắc như sắc thuốc bắc, khi chỉ còn 2 chén, thêm vào chút muối, ít bột ngọt, rồi dùng như canh, ngày 1 lần, ăn liên tục mỗi ngày.
– Chữa hư lao khạc ra máu: lấy nấm mèo (50g), đem nấu nhừ, thêm chút đường phèn ăn thường xuyên, hoặc xào chín.
– Chữa kinh nhiều, máu kinh không cầm, sắc màu tươi , tâm phiền miệng khát, tiểu tiện vàng ít, cũng như rong kinh, dầm dề, trường phong ra huyết: Lấy nấm mèo (30g), đường cát (15g). Nấm mèo đem xào bằng lửa nhỏ, thêm khoảng 300ml nước, sau khi chín nêm đường.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu về mộc nhĩ đen cũng lưu tâm tới khả năng giải độc, kết dính các chất độc hại để thải ra ngoài theo đường tiêu hóa, đường tiết niệu và cả công dụng làm tiêu dị vật hoặc bào mòn các sỏi kết tụ trong cơ thể.
Nấm mộc nhĩ đen không những nâng cao sức miễn dịch, nhiều chất xơ và chất keo thực vật tác dụng thu hút chất độc hại mà có thể có cả một số các hoạt chất chưa xác định có thể tạo ra mộtvaif phản ứng hoá học, bào mòn các dị vật hoặc viên sỏi kết tụ ở trong cơ thể.
Chú ý
Bạn tuyệt đối không được ngâm nấm mèo khô bằng nước nóng mà cần phải ngâm bằng nước lạnh, không được dùng nấm mèo tươi. Lưu ý Không nên dùng nấm mèo cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người đang có ý định mang bầu.